Định hướng phát triển Phú Quốc của Kiên Giang

Last modified date

Định hướng phát triển Phú Quốc của Kiên Giang

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ các định hướng phát triển Phú Quốc của Kiên Giang để qua đó chúng ta sẽ có nhưng phương án kinh doanh phù hợp với định hướng để nhận được những lợi ích thực tiễn nhất.

Như chúng ta đã biết kể từ năm 2015, xuất phát điểm từ điều chỉnh quy hoạch Phú Quốc theo văn bản 868, trong nội dung cũng đã có định hướng Phú Quốc trở thành Đặc Khu Kinh Tế, thời gian tiếp theo đó chúng ta cũng thấy được sự nỗ lực của Chính Phủ về định hướng phát triển Phú Quốc. Tại bài viết này tôi sẽ đi sâu vào Định hướng phát triển Phú Quốc của Kiên Giang

Bắt đầu từ bản Báo Cáo

Quy hạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

PHẦN 1: PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN PHÚ QUỐC

1. Phương án phát triển Phú Quốc

Phú Quốc là trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển – đảo mang thương hiệu đẳng cấp, đặc sắc, với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao của cả nước cũng như khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Đồng thời Phú Quốc cũng là trung tâm thương mại, dịch vụ ở tầm cỡ khu vực và quốc tế, là đô thị biển đảo, độc đáo và đặc sắc, là khu vực có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

2. Tiềm năng và nguồn lực phát triển vùng động lực Phú Quốc:

+ Có vị trí thuận lợi cho liên kết phát triển kinh tế du lịch – đô thị, thương mại kết hợp với giữ gìn an ninh chủ quyền biển đảo. Ngoài ra có hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật để tiếp cận đảo Phú Quốc khá thuận lợi như thông qua giao thông hàng không có sân bay Phú Quốc và giao thông thủy có các tuyến Rạch Giá, tuyến Hà Tiên, tuyến Thổ Chu, tuyến Hòn Thơm; các điểm cảng gồm An Thới, Dương Đông, Bãi Vòng, Hàm Ninh.

+ Thương hiệu du lịch đẳng cấp với các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe hàng đầu.

+ Phát triển kinh tế biển, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản.

+ Phát triển ngành thương mại theo hướng bao gồm khu phi thuế quan (hàng rào cứng) khu thương mại, dịch vụ… nằm ngoài khu phi thuế quan.

+ Hướng đến thành phố phát triển theo những chính sách đặc thù, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Động lực quan trọng nhất của Phú Quốc tập trung vào phát huy thế mạnh từ nền kinh tế du lịch, kinh tế du khách làm mũi nhọn, là điểm nhấn để kéo theo các ngành khác phát triển lan tỏa theo. Đồng thời, phát huy vị trí địa lý quy mô diện tích đảo lớn (tương đương quốc đảo Singapore), có nền kinh tế du lịch phát triển mạnh, có thể kiến nghị Trung ương triển khai các chính sách đặc thù về phát triển kinh tế, xã hội của Phú Quốc.

Hạ tầng kinh tế động lực của Phú Quốc:

Gồm trục 3 đô thị: An Thới, Dương Đông và Cửa Cạn kết hợp liên hoàn với hệ thống hạ tầng cơ sở đô thị – du lịch – thương mại và hạ tầng kỹ thuật định hướng hỗ trợ du khách. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng mang tính động lực phát triển kinh tế Phú Quốc khác như: cụm công nghiệp Hàm Ninh, hệ thống cảng biển, Khu bến Phú Quốc (gồm cảng An Thới, Vịnh Đầm, Dương Đông, Mũi Đất Đỏ, Bãi Vòng, Đá Chồng) và cảng Thổ Châu là cảng tổng hợp vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, cảng Bãi Vòng, các trung tâm logistics, phát triển hệ thống kho ngoại quan gắn với dịch vụ logistics, hệ thống các khu du lịch vui chơi giải trí tại Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Bãi Sao… các khu du lịch hỗn hợp tại Bãi Vòng, Vịnh Đầm và các tuyến du lịch trên đảo…

Hệ thống hạ tầng xã hội quan trọng: Phú Quốc được định hướng trở thành nơi đáng sống cho người dân, du khách,… vì vậy, hệ thống hạ tầng chăm sóc sức khỏe gắn với các bệnh viện, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe được hình thành. Đầu tư trung tâm nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao và các trung tâm thể dục thể thao đạt chuẩn quốc tế,…

Phát triển các dự án giao thông quan trọng gồm: Nâng cấp cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, đầu tư đường hạ cất cánh số 2 và nhà ga hành khách T2 cho Cảng hàng không không quốc tế Phú Quốc; Quy hoạch hệ thống cảng biển An Thới, Vịnh Đầm, Dương Đông, Mũi Đất Đỏ, Bãi Vòng và Đá Chồng; Nâng cấp hệ thống đường tỉnh đạt chuẩn cấp IV, tập trung vào 5 tuyến: ĐT. 973 Trục Nam – Bắc; ĐT. 974; ĐT. 975; ĐT. 975B và ĐT. 975C.

Dưới đây là vắn tắt trong bản báo cáo các bạn có thể truy cập và tải về:

Trên đây là định hướng cũng như một phần kế hoạch của Tỉnh Kiên Giang dành riêng cho Phú Quốc, chúng ta có thể thấy Kiên Giang rất chú trọng vào phát triển các mảng dịch vụ của Phú Quốc. Bên cạnh đó cũng định hướng rõ ràng về cơ chế đặc thù, và thành phố trực thuộc Trung Ương.

PHẦN 2: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRỌNG TÂM CỦA PHÚ QUỐC

Phú Quốc là nơi hình thành trung tâm liên kết phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh chủ quyền biển đảo quan trọng tại vị trí vùng biển Tây Nam, là nơi bắt đầu xây dựng thành công những thương hiệu du lịch đẳng cáp với các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe hàng đầu của tỉnh, vùng, cả nước và khu vực ASEAN, là trung tâm thương mại kết hợp với du lịch, là trung tâm phát triển kinh tế biển. Đồng thời, Phú Quốc có nhiều khả năng hình thành, phát triển thành nơi có thể thực hiện các chính sách mang tính đặc thù của tổ quốc để thí điểm triển khai một số chính sách mang phát triển kinh tế xã hội.

– Là trung tâm đô thị – du lịch, thương mại hàng đầu của tỉnh, cả nước và vùng ASEAN, là cực động lực phát triển quan trọng của tỉnh, vùng và cả nước, là cực phát triển đóng vai trò động lực quan trọng của tỉnh Kiên Giang, là đô thị du lịch – thương mại – dịch vụ tự do có tính kết nối khu vực và quốc tế cao dựa trên việc khai thác bền vững hệ sinh thái đa dạng, nhằm tạo ra một điểm đến hấp dẫn cho người dân, doanh nghiệp và cho nhà đầu tư, là trung tâm phát triển của các tỉnh, vùng, cả nước và khu vực Đông Nam A với những đặc trưng sau:

– Là thành phố được phát triển gắn với thương hiệu “Home city”: là thành phố đáng sống, là ngôi nhà thứ hai của du khách với môi trường sống tiện nghi, hiện đại, tạo cảm giác thuận tiện, thoải mái như chính ngôi trong ngôi nhà của du khách;

– Là nơi có hạ tầng kinh tế – kỹ thuật phát triển hiện đại, chính quyền năng động, thân thiện, gần dân,… là nơi đáp ứng mức cao các nhu cầu vật chất và tinh thần cho người dân về hạ tầng cư trú, sinh sống, làm việc, hưởng thụ dịch công đầy đủ, kịp thời, nền giáo dục, y tế, văn hóa chất lượng cao ngang mức với các trung tâm du lịch có đặc điểm tương tự của thế giới;

– Là nơi thuận lợi thực hiện thí điểm những chính sách đặc thù, thu hút các hình thức kinh tế mới, các thành phần kinh tế mới, những chính sách mới,… Là điểm đến thí điểm kinh doanh, khởi nghiệp của các nhà khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á nói chung; là nơi có chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp mang tính đặc thù mang tính thí điểm, cách tân cho chính sách phát triển của Việt Nam;

Là trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin của cả khu vực;

– Là nơi thu hút nhân tài của thế giới đến sinh sống và lập nghiệp;

– Là nơi lấy sự phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu cốt lõi của sự phát triển.

Tầm nhìn đến năm 2050, Phú Quốc trở thành đô thị thông minh với các dịch vụ du lịch đẳng cấp và chăm sóc y tế hàng đầu, đặt vấn đề chất lượng cuộc sống là yếu tố then chốt để trở thành điểm đến lý tưởng, là thành phố đáng sống của người dân.

Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, thành phố Phú Quốc xác định 05 mũi nhọn kinh tế tập trung phát triển gồm:

(1) Nền kinh tế du khách;

(2) Cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng;

(3) Trung tâm dịch vụ chất lượng cao và trung tâm khoa học công nghệ,

(4) Trung tâm kinh tế biển và

(5) Chính sách phát triển kinh tế đặc thù.

Phát triển kinh tế thành phố Phú Quốc cần dựa vào ba trụ cột chính, làm tiền đề để trở thành thành phố đáng sống và hấp dẫn.

Thứ nhất là thu hút các nhà đầu tư hàng đầu về kinh tế thương mại du lịch và dịch vụ, bất động sản, và công nghệ.

Thứ hai, thu hút cư dân có kỹ năng và văn hóa cao.

Thứ ba là hoàn thiện bộ máy quản trị địa phương với các chính sách thu hút đầu tư.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu tầm nhìn và các định hướng, thành phố cũng cần phải tuân theo bốn nguyên tắc phát triển đó là:

(i) quản lý nhà nước có vai trò khởi tạo, thúc đẩy sáng tạo và đột phá;

(ii) tăng trưởng phải đảm bảo cải thiện chất lượng sống cư dân đồng đều,

(iii) đảm bảo tính xanh trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu,

(iv) ổn định an ninh, quốc phòng biển đảo.

Hướng phát trin trng tâm:

Định hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng:

(1) Phát huy tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng để xây dựng nền kinh tế du khách, kinh tế đô thị – thương mại của Tỉnh, vùng và cả nước.

(2) Phát huy các giá trị sinh thái biển, đảo, rừng, núi, văn hóa, lịch sử… để phát triển du lịch và đô thị đảm bảo sự đặc sắc, hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất,

(3) Đầu tư hạ tầng thương mại – du lịch mang tính kết nối, lấy du khách là trung tâm,

(4) Xây dựng nền kinh tế theo hướng xây dựng nền tảng bộ máy chính quyền có thể thực hiện các chính sách đặc thù trong phát triển kinh tế xã hội và

(5) Phát triển kinh tế nông nghiệp – công nghiệp định hướng hỗ trợ cho nền kinh tế du lịch, thương mại – dịch vụ trên địa bàn Thành phố.

Triển khai dự án lấn biển nhằm mở rộng diện tích đảo Phú Quốc;

a) Định hướng phát triển đô thị: Phát triển đô thị Phú Quốc theo mô hình đô thị du lịch sinh thái hiện đại, lồng ghép yếu tố không gian cảnh quan gắn với thiên nhiên, liền kề với các khu rừng phòng hộ, rừng sinh thái, rừng đặc dụng và không gian xanh trong lòng thành phố. Kiến trúc không gian đô thị tập trung vào 3 khu vực chính sau:

– Khu đô thị trung tâm Dương Đông: là trung tâm hành chính, dịch vụ công cộng, thương mại, tài chính quốc tế, dịch vụ du lịch và khu dân cư tập trung của đảo.

– Khu đô thị cảng An Thới: là khu đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật – trung tâm tiếp vận, phi thuế quan, thương mại, du lịch và dịch vụ du lịch, công nghiệp nhẹ; trung tâm văn hóa, gìn giữ giá trị lịch sử, nhân văn của đảo.

– Khu đô thị Cửa Cạn: là khu đô thị hoạt động nghiên cứu, bảo tồn rừng, biển, nông nghiệp và du lịch đảo.

b) Hướng phát trin trọng tâm trong lĩnh vực du lch – thương mại dch v: Phát triển kinh tế du lịch là một trong những ưu tiên trọng tâm của Thành phố trong mối liên hệ toàn diện với các ngành dịch vụ, thương mại, nông nghiệp và hạ tầng dịch vụ công trên địa bàn.

Phát huy tiềm năng về du lịch, các định hướng chính của ngành du lịch thời kỳ 2021-2030, thành phố Phú Quốc tập trung vào các định hướng chính sau:

– Phát huy các giá trị sinh thái biển, đảo, rừng, núi, văn hóa, lịch sử… để phát triển du lịch và đô thị đảm bảo sự đặc sắc, hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất. Phát triển, mở rộng quỹ đất ra biển nhưng phải bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng các hồ cảnh quan kết hợp trữ nước, quy hoạch các không gian mở công cộng ven biển, ven sông, khai thác không gian mặt nước để tạo dựng cấu trúc không gian có bản sắc đặc trưng như hồ Dương Đông, Cửa Cạn, Suối Lớn.

– Ưu tiên phát triển du lịch, dịch vụ dọc theo không gian ven biển và các đảo, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Phát triển các khu đô thị đa chức năng, khu thương mại (Trung tâm thương mại Dương Đông, An Thới,…), các khu phi thuế quan. Hạn chế quy mô các khu dịch vụ du lịch tập trung ở mức độ và tỷ lệ phù hợp, đảm bảo phát triển cân bằng, hiệu quả. Khu vực phía Bắc là khu vực nhạy cảm về môi trường với rừng cấm quốc gia có diện tích lớn chỉ phát triển các đô thị quy mô nhỏ như Cửa Cạn, Gành Dầu và các trung tâm xã như Bãi Thơm.

– Phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư ven biển tham gia du lịch sinh thái cộng đồng.

– Định hướng về sản phẩm: là trung tâm du lịch không gian biển, du lịch sinh thái, y tế, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao trong khu vực và thế giới. Các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng biển; thám hiểm; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao; hội nghị, hội thảo; tham quan di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề.

– Định hướng khai thác tài nguyên du lịch: Khai thác bền vững giá trị các bãi biển, đảo, đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái rừng VQG Phú Quốc; tài nguyên văn hoá là các di tích lịch sử cánh mạng, văn hóa gắn liền với cộng đồng ngư dân trên đảo.

Đến năm 2050, Phú Quốc trở thành trung tâm thương mại quốc tế hướng biển của tỉnh Kiên Giang và vùng ĐBSCL; là trung tâm thương mại hướng du lịch và dịch vụ. Phát triển hạ tầng thương mại văn minh hiện đại, phát huy tốt lợi thế biển, đảo để kết hợp mục tiêu kinh tế – xã hội với an ninh – quốc phòng.

c) Hướng phát trin các ngành công nghip:

Ưu tiên phát triển công nghiệp gắn với kinh tế biển và du lịch, trọng tâm là công nghiệp chế biến hải sản và tương lai xa là ngành nghề hỗ trợ (hậu cần) ngành dầu khí.

Thu hút đầu tư phát triển nhóm ngành công nghiệp chế biến nông – thủy sản gắn với các vùng nguyên liệu sẵn có và quy hoạch của hai ngành nông nghiệp và ngư nghiệp

theo hướng tăng cường chế biến tinh; ưu tiên phát triển một vài tổ hợp (khép kín) nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu thủy hải sản công nghệ cao.

Tạo lập và giữ vững mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, khai thác, bảo quản, sơ chế, chế biến trong chuỗi giá trị ngành hàng, cũng như trong hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm với lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp được đầu tư chiều sâu về mọi mặt và chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất vệ tinh ở nông thôn.

d) Hướng phát trin trng tâm ngành nông nghip htrphát trin du lch:

Nông nghiệp Phú Quốc được đặc trong mối quan hệ chung với sự phát triển kinh tế – du lịch Phú Quốc và phát triển thế mạnh từ ngành kinh tế biển.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh và các loại cây trồng đặc trưng: Nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu Phú Quốc, các loại thực phẩm, rượu đặc trưng Phú Quốc, hải sản Phú Quốc, ngọc trai Phú Quốc… để hình thành các sản phẩm mang tính đặc sản vùng miền, gắn với các sản phẩm quà tặng, sản phẩm được du khách cần phải trải nghiệm, mua sắm trong các chuyến du đi đến phú Quốc;

– Định hướng chuyển đổi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng sản phẩm OCOP, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch nông thôn và gắn với mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

– Phát triển theo hướng gia tăng diện tích trồng rau sạch đô thị đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch tại chỗ.

– Phát triển nghiên cứu và sản xuất giống hồ tiêu, ưu tiên các giống có khả năng thích đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng, tăng hàm lượng khoa học công nghệ, chú trọng chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng.

– Phát triển kinh tế biển Phú Quốc gắn với nuôi biển và khai thác hải sản biển.

– Các dòng sản phẩm nông lâm thủy sản Phú Quốc được sản xuất theo hướng phát triển an toàn, bền vững, gắn với các mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn, hữu cơ và được xây dựng thương hiệu trong nước và quốc tế và được gắn với các chuổi liên kết du lịch.

– Xây dựng, đăng ký thương hiệu và kết nối thành công tối thiểu 5 dòng sản phẩm mang tính đặc trưng Phú Quốc, đưa vào các chuổi phát triển du lịch của địa phương, các khu, điểm du lịch, các trung tâm thương mại và các trạm trung chuyển, trạm, ga, sân bay, bến tàu,…

– Mở rộng quy mô, tăng cường năng lực nuôi biển, năng lực khai thác khả năng phát triển kinh tế biển theo lộ trình bước đầu của đề án phát triển kinh tế biển.

– Hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn, đào tạo kỹ năng, phương pháp khai thác, sản xuất gắn đảm bảo chất lượng sản phẩm đảm bảo đưa vào các chuổi cung ứng sản phẩm đặc trưng của Phú Quốc trong phát triển du lịch.

– Thành lập Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp theo đề án của tỉnh.

– Tuyên truyền nhận thức xây dựng nền văn hóa nông nghiệp – du lịch cho người dân.

e) Định hướng phát trin các linh vc xã hi chyếu:

Hướng phát trin ngành giáo dục và đào tạo: Thực hiện tốt các giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội dung chương trình, tăng cường trang bị cơ sở vật chất trường lớp. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục; đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác giáo dục và đào tạo theo chuẩn quốc tế.

Hình thành các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực về du lịch, khoa học công nghệ chất lượng cao,

Định hướng phát trin ngành y tế: Chuẩn hóa hệ thống cơ sở vật chất y tế cấp Tỉnh, Thành phố trên địa bàn, thu hút đầu tư một số bệnh viện chất lượng cao, hướng Phú Quốc trở thành nơi phòng và khám chữa bệnh hàng đầu trong khu vực, kết hợp mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe, xây dựng mô hình hàng đầu về mô hình chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, giải phẫu thẩm mỹ,… mang thương hiệu quốc tế.

Định hướng phát triển lĩnh vực văn hóa – thdc ththao:

Thành lập các trung tâm văn hóa, các quảng trường,… làm nơi sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho người dân, du khách.

Xây dựng các chương trình văn hóa, thể dục thể thao định kỳ, mang tầm quốc tế và khu vực thường xuyên tổ chức tại Phú Quốc nhằm quảng bá và xúc tiến du lịch tại địa phương, từng bước hình thành các hoạt động, các chương trình thể dục thể thao mang tính đặc thù riêng của Phú Quốc;

Bố trí các công trình hành chính, công viên thể thao, công trình văn hóa, nhà ở cao cấp, khu thương mại văn phòng, bệnh viện, trường học… kết nối liên tục bằng các dãy cây xanh,…

Định hướng phát trin khoa hc kthut:

Hình thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp,… với những chính sách đặc thù;

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0, các xu hướng công nghệ 4.0, công nghệ 5G, IoT, big data, … vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và đời sống sinh hoạt, phục vụ nền kinh tế du khách.

II. Định hướng không gian phát triển kinh tế

1. Phát triển hệ thống các đô thị, trung tâm cụm xã

Cấu trúc các vùng đô thị – du lịch bao gồm: khu đô thị Cửa Cạn, khu đô thị Dương Đông, khu đô thị An Thới; các vùng du lịch sinh thái: Bắc đảo, du lịch sinh thái Nam đảo, du lịch hỗn hợp Bãi Trường – Bãi Vòng; các làng nghề truyền thống.

– Khu đô thị Dương Đông là trung tâm của thành phố du lịch đảo Phú Quốc.

– Hướng Bắc bảo tồn rừng cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, làng nghề phục vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

– Hướng Nam phát triển du lịch hỗn hợp, du lịch sinh thái, đô thị cảng biển, sân bay quốc tế, bảo tồn rừng phòng hộ, công viên chuyên đề, khu tưởng niệm nhà tù Phú Quốc.

– Hướng Tây phát triển các khu du lịch sinh thái, các làng nghề truyền thống. – Hướng Đông phát triển nông nghiệp bảo tồn cảnh quan tự nhiên.

Cấu trúc không gian theo trục chính Bắc – Nam An Thới – Cầu Trắng, trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng – Bãi Thơm – Rạch Tràm – Rạch Vẹm – Gành Dầu – Cửa Cạn – Dương Đông – Bãi Trường – Bãi Khem kết nối cảng biển quốc tế An Thới,

Bãi Đất Đỏ, sân bay quốc tế Phú Quốc.

Về kiến trúc không gian cảnh quan thành phố Phú Quốc được phân thành các loại sau: (1) Hướng phát triển về không gian, (2) Các phân vùng chức năng, (3) Hệ thống các đô thị chủ đạo, (4) Các phân vùng hoạt động kinh tế.

2. Phân vùng chức năng

Vùng phát triển đô thị: diện tích 3.852 ha, bao gồm: khu đô thị Cửa Cạn, chức năng là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành, giáo dục – đào tạo; khu đô thị trung tâm Dương Đông, chức năng là trung tâm hành chính – dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại – tài chính quốc tế, trung tâm văn hóa – dịch vụ du lịch; khu đô thị An Thới, chức năng cảng biển, thương mại, dịch vụ.

Vùng phát trin du lch: diện tích 3.861 ha, gồm:
+ Vùng phát triển du lịch sinh thái, có diện tích 3.051 ha, bố trí dọc theo bờ

biển phía Tây: Gành Dầu, Bãi Dài, Cửa Cạn. Phía Bắc; Bãi Thơm, Rạch Tràm, Rạch Vẹm. Phía Nam: Bãi Sao, Bãi Khem, Quần Đảo Nam An Thới.

+ Vùng phát triển du lịch hỗn hợp, có diện tích 810 ha, bố trí tại khu vực Bãi Vòng, Vịnh Đầm.

– Vùng phát triển phức hợp du lịch, dịch vụ và dân cư có diện tích 1.235 ha, bố trí tại khu vực Bãi Trường.

Vùng phát trin nông nghip: diện tích 5.813 ha, gồm:
+ Các làng nghề: Bãi Thơm, Rạch Vẹm, Rạch Tràm, Gành Dầu Cửa Cạn, Hàm

Ninh.
+ Khu vực ở nông thôn: Cửa Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Bãi Thơm.
+ Khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Cửa Dương, Cửa Cạn, Gành

Dầu, Hàm Ninh, Bãi Thơm, Dương Tơ.
Vùng lâm nghip: có diện tích 37.802 ha
Rừng quốc gia diện tích 29.596 ha, tập trung ở phía Bắc đảo; rừng phòng hộ,

diện tích 8.206 ha tập trung ở phía Tây và Nam đảo, trên các dãy núi dọc theo hướng Bắc – Nam và đảo Thổ Chu.

Vùng cây xanh cnh quan, công viên, mặt nước và không gian m: diện tích 3.399 ha, gồm:

+ Cây xanh cảnh quan có diện tích 2.829 ha, gồm: khu vực dọc các bờ biển; các hồ cảnh quan và thủy lợi; cây xanh dọc theo các sông, rạch, xung quanh các hồ nước cảnh quan và thủy lợi, như hồ Suối Lớn, Rạch Tràm, Rạch Cá, Rạch Vẹm, hồ Cửa Cạn, Rạch Cửa Lấp, Rạch Vịnh Đầm và một số sông, rạch nhỏ.

+ Công viên chuyên đề có diện tích 570 ha, gồm: công viên nghiên cứu công nghệ sinh học Cửa Cạn; công viên, giải trí Hồ Suối Lớn; công viên văn hóa lịch sử An Thới.

Vùng đặc bit có diện tích 2.624 ha, trong đó đất chuyên dùng khoảng 1.489 ha và đầu mối kỹ thuật khoảng 1.135 ha, gồm: Sân bay quốc tế; cảng quốc tế: Bãi Đất Đỏ, An Thới. Cảng tổng hợp Vịnh Đầm, Bãi Thơm, Dương Đông. Khu phi thuế quan tại sân bay quốc tế và cảng An Thới. Trung tâm huấn luyện thể thao, trường đua tại Đường Bào; khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ nhà tù Phú Quốc. Khu tiểu thủ công nghiệp tại: Dương Tơ, Hàm Ninh, Vịnh Đầm; và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối của đảo.

3. Không gian phát triển các ngành kinh tế

a) Về không gian phát triển du lịch

Phương án phát triển không gian du lịch lấy Phú Quốc là trọng tâm kết nối với Hà Tiên – Kiên Lương, Rạch Giá – Kiên Hải. Phương án này tiếp cận chính dựa trên những lợi thế về giao thông kết nối từ Phú Quốc (sân bay quốc tế Phú Quốc) đi đến các điểm cảng, đất liền bằng các tuyến đường thuỷ. Tập trung khai thác lượng du khách đến Phú Quốc trải nghiệm các điểm du lịch trong Kiên Giang. Sản phẩm du lịch tập trung vào mua sắm, nghĩ dưỡng, du lịch biển đảo. Các tuyến giao thông kết nối từ Phú Quốc vào Hà Tiên, Rạch Giá cần được đầu tư đa dạng và tạo thành sản phẩm giao thông du lịch.

– Xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí tại Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Bãi Sao… Tại các khu du lịch này đầu tư xây dựng các khu du nghỉ dưỡng biển, dịch vụ giải trí cao cấp, các loại hình du lịch cảm giác mạnh và du lịch gắn với bảo tồn sinh thái biển đảo.

– Xây dựng các khu du lịch hỗn hợp tại Bãi Vòng, Vịnh Đầm. Tại các khu vực này xây dựng các dịch vụ đa năng kết hợp với dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao.

– Xây dựng các tuyến du lịch trên đảo: Gồm các tuyến nối các điểm tham quan và nghỉ dưỡng; tuyến du lịch tham quan và thực hiện các dịch vụ trên biển và các đảo.

– Xây dựng các khu du lịch sinh thái dọc theo bờ biển phía Tây (Gành Dầu, Bãi Dài, Cửa Cạn); phía Bắc (Bãi Thơm, Rạch Tràm, Rạch Vẹm), phía Nam (Bãi Khem, Bãi Sao, quần đảo Nam An Thới); vùng phát triển du lịch hỗn hợp tại: Bãi Vòng, Vịnh Đầm; vùng phát triển phức hợp du lịch, dịch vụ tại khu vực Bãi Trường.

– Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông (đường trục chính Bắc – Nam, đường vòng quanh đảo, cảng biển quốc tế An Thới, cảng hành khách quốc tế Dương Đông, cảng Vịnh Đầm, Mũi Đất Đỏ…), hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải.

b) Không gian phát trin không gian ngành thương mại:

Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như sau: (1) Hệ thống cảng biển, Khu bến Phú Quốc (gồm cảng An Thới, Vịnh Đầm, Dương Đông, Mũi Đất Đỏ, Bãi Vòng,Đá Chồng) và cảng Thổ Châu là cảng tổng hợp vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển; mở rộng không gian cảng Bãi Vòng (Phú Quốc); (2) Trung tâm logistics, phát triển hệ thống kho ngoại quan gắn với dịch vụ logistics; (3) Hạ tầng số, triển khai băng thông rộng chất lượng cao, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng; (4) Hạ tầng thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở trung tâm cấp huyện. Chợ đầu mối, chợ truyền thống ở các trung tâm có sức chi phối cấp vùng, bình quân mỗi xã 01 chợ; hình thành chợ đầu mối thủy sản Dương Đông, phường Dương Đông.

Định hướng về cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngành thương mại: Đối với đường không: Nâng cấp và mở rộng sân bay Dương Tơ. Đối với đường thủy: nâng cấp và hoàn thiện một số cảng để phát triển loại hình du lịch đường biển và du lịch du thuyền sang trọng. Đới với đường bộ: hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng và nội vùng có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, có hệ thống cấp thoát nước đạt tiêu chuẩn có chất lượng cao; nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu vực có thể khai thác tài nguyên trở thành sản phẩm du lịch như giao thông thủy đến các đảo, quần đảo lân cận.

c) Không gian phát trin ngành nông nghip:

– Vùng nông nghiệp dọc theo đường tỉnh lộ 48, phía Bắc xã Hàm Ninh, Dương Tơ và phía Đông đường ĐT.793 (xã Cửa Dương) với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp sinh thái, xanh, sạch, ứng dụng công nghệ cao, thông minh, thích ứng với BĐKH. Quy hoạch vùng trồng tiêu gắn với thương hiệu “Hồ tiêu Phú Quốc”, trồng cây ăn trái, rau màu, hoa, cây kiểng,… gắn với du lịch sinh thái. Phát triển các làng chài Hàm Ninh, Rạch Vẹm,… các vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường biển, đồng thời kết hợp với vùng nông nghiệp thành vùng nguyên liệu tại chỗ phục vụ tiểu thủ công nghiệp chế biến. Đầu tư hạ tầng CCN Hàm Ninh, di dời các cơ sở sản xuất nước mắm ra khỏi khu dân cư.

– Phát triển ổn định diện tích cây tiêu, tập trung phát triển trồng cây hồ tiêu tại Phú Quốc (ấp Gành Gió, ấp Suối Đá, ấp Suối Mây và Khu Tượng) với diện tích 550ha, xây dựng thương hiệu gắn với đa dạng sản phẩm nâng giá trị hạt tiêu. Trồng các loại cây ăn trái, rau màu, hoa, cây kiểng… gắn với mô hình du lịch. Chăn nuôi theo hướng tập trung tập trung.

– Tiếp tục duy trì theo hướng ổn định diện tích cây xoài (trên 200), điều (trên 250ha), dừa (trên 250ha), sim (khoảng 20ha), sầu riêng (trên 300ha),… đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu bản quyền tiêu Phú Quốc, đồng thời, tiến hành nghiên cứu cải tạo các giống tiêu và các giống cây trồng lâu năm phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Phân bố không gian ngành trồng trọt: chủ yếu phân bố tại các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, thị trấn Dương Đông, An Thới và Cửa Cạn.

– Hình thành các hợp tác xã hồ tiêu, Xoài, dừa, sầu Riêng Phú Quốc theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tăng cường khả năng liên kết và tham gia chuổi cung ứng nông nghiệp – du lịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đặc sản địa phương của du khách tại Phú Quốc.

Phân loại và phát triển kinh tế rừng phù hợp với các điều kiện pháp lý và điều kiện tự nhiên của rừng Phú Quốc. Bảo vệ nghiêm ngặt tại vườn quốc gia Phú Quốc kết hợp với phát triển rừng đặc dụng ở khu vực Vườn quốc gia Phú Quốc (diện tích 29.413,57ha) nhằm bảo vệ vùng biên giới biển – đảo, quốc phòng – an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Duy trì và kết hợp du lịch sinh thái kết hợp rừng phòng hộ: 7.731,00 ha;

Đầu tư dự án trồng thực nghiệm hành lang di cư tại vườn Quốc gia Phú Quốc, đặc biệt chú trọng khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, bãi bồi ven biển, hệ sinh thái rừng tràm kết hợp với bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản và động vật hoang dã. Bảo tồn kết hợp du lịch tại Vinpearl Safari Phú Quốc với diện tích 478,92 ha.

d) Phát trin ngành kinh tế bin:

– Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi thủy sản: Tăng cường năng lực quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế biển, cải thiện sinh kế cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển. Đánh giá trữ lượng cá cơm vùng biển Phú Quốc để có phương án khai thác hợp lý và bảo vệ, phát triển nguồn lợi này.

– Khôi phục và phát triển các làng chài: Hàm Ninh, Rạch Vẹm… Tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Đầu tư xây dựng nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền.

– Quy hoạch lại các điểm lồng nuôi biển theo hướng tập trung, giảm ô nhiễm môi trường biển.

Duy trì diện tích mặt nước nuôi biển là 2.200 ha, trong đó, nuôi trai ngọc là 200 ha; thể tích lồng nuôi là 1.033 nghìn m3.

– Tiếp tục hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ. Rà soát, củng cố và phát triển các hình thức liên kết sản xuất trên biển, gồm tổ, đội, hợp tác xã, liên kết các khâu khai thác, thu mua, tiêu thụ hải sản theo chuỗi giá trị. Đầu tư các khu neo đậu trú bão tại các địa phương trọng điểm nghề cá.

Từ thực tế sản xuất, nhu cầu của bà con nuôi lồng bè và phát triển nuôi lồng bè tỉnh Kiên Giang, việc xây dựng bến cảng phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh cần được triển khai, cần được quan tâm đầu tư và nâng cấp liên tục. Mặt khác theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 21/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các bến cảng đang hoạt động chính trên đảo Phú Quốc như bến cảng Bãi Vòng, Vịnh Đầm, Đá Chồng, là đầu mối tiếp nhận hàng và chở khách từ bờ ra đảo, trọng tải từ 1.000 – 3.000 tấn.

e) Định hướng phát trin kinh tế công nghip và btrí không gian phát trin

Khuyến khích các cơ sở công nghiệp cá thể trong nhóm ngành tham gia các chương trình sản xuất sạch hơn, hữu cơ an toàn, hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Đầu tư nhà máy chế biến hải sản (và thịt gia súc, gia cầm) ăn liền (các sản phẩm ngâm dầu, nước sốt, hấp và kho đóng hộp; các loại khô sấy, hun khói gỗ tràm), đầu tư tổ hợp bảo tồn, nuôi trồng và chế biến thực phẩm cao cấp từ cỏ, rong và tảo biển, đầu tư nhà máy rượu cao cấp thương hiệu mạnh phục vụ xuất khẩu và quà tặng du khách, đầu tư dây chuyền sản xuất bia tươi cao cấp (bia vàng, bia đen, bia độ cồn thấp đến không cồn…) với công suất 10 triệu lít/năm và vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng tại CCN Hàm Ninh.

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng CCN Hàm Ninh, xã Hàm Ninh.

3 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông đối ngoại
Hệ thống đường tỉnh: nâng cấp hệ thống đường tỉnh đạt chuẩn cấp IV (có lồng

ghép các tiêu chuẩn giao thông đô thị hiện đại), tập trung vào 5 tuyến sau: (1) ĐT.973 Trục Nam – Bắc (An Thới – Dương Đông – Suối Cái – Bãi Thơm); (2) ĐT.974 (Suối Cái – Ngã ba Rạch Vẹm – Gành Dầu); (3) ĐT.975 (Đường Dương Đông – Cửa Lấp – Bãi Khem); (4) ĐT.975B (Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu – Rạch Vẹm – Bãi Thơm); (5) ĐT.975C (Bãi Thơm – Hàm Ninh – Bãi Khem).

Sân bay: Nâng cấp cảng hành khách quốc tế Phú Quốc: Đầu tư đường hạ cất cánh số 2 và nhà ga hành khách T2 cho Cảng hàng không không quốc tế Phú Quốc.

b) Giao thông đối ni

Hệ thống đường huyện: nâng cấp, chuẩn hóa đạt chuẩn cấp V các tuyến đường huyện gồm: Đ. Bãi đất đỏ (An Thới), Đ. Suối Mây (Dương Tơ), Đ. Hàm Ninh, Đ. Bãi Vòng, Đ. Khu Tượng, Đ. từ cầu C2 (Suối Cái – Gành Dầu) đến cầu Cửa Cạn đầu tư theo quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc.

c) Công trình phục vụ giao thông vận tải

Bến xe khách: nâng cấp lên chuẩn loại IV với bến xe Dương Đông (2.598m2), chuẩn loại V đối với bến xe An Thới (1.500m2) và bến xe Suối Cái (1.500m2).

Cảng biển: Quy hoạch hệ thống cảng biển: Được cập nhật theo Quyết định 3383/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm các cảng: Bến cảng An Thới tiếp nhận tàu 3.000 tấn tại bến cứng, 30.000 tấn tại bến phao, bến cảng Vịnh Đầm, bến cảng Dương Đông, bến cảng Mũi Đất Đỏ, bến cảng Bãi Vòng và bến cảng Đá Chồng.

Cảng hàng hóa: Riêng cảng cá tại Thổ Châu, ngoài công năng là cảng phục vụ cho tàu cá, đề xuất quy hoạch thêm công năng là trung chuyển hàng hóa phục vụ cho cư dân ở địa phương này với mục đích tận dụng khai thác cơ sơ hạ tầng hiện hữu.

Cảng cá: Thực hiện theo quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Khu neo đậu tránh trú bão: Quy hoạch hệ thống khu neo đậu tránh trú bão: Căn cứ theo quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm: Vịnh Thới An, Mũi Gành Dầu, Vũng Trâu Nằm, Cửa Dương Đông, Thổ Châu.

d) Đề xut phát triển năng lượng

Trong giai đoạn quy hoạch, dự kiến thành phố Phú Quốc sẽ thuộc phân vùng phụ tải 5 trong tổng số 5 vùng phụ tải của tỉnh Kiên Giang, đây là khu vực có điều kiện phát triển du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng cho địa bàn trong nước và quốc tế, đặc biệt Phú Quốc là địa bàn du lịch đang có mức tăng trưởng phụ tải mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải, trong giai đoạn đến năm 2025 cần cải tạo nâng khả năng tải các công trình lưới truyền tải và xây mới đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc, 2 mạch tiết diện 2xACSR400/84km, dự kiến vận hành 2022.

Đối với xã đảo Thổ Chu chưa được nối lưới điện quốc gia hiện tại vẫn được cấp điện từ các trạm diesel quy mô nhỏ và sẽ có thêm nhà máy điện mặt trời 1MW. Trong giai đoạn đến năm 2025, Thổ Chu sẽ được bổ sung nguồn điện gió 1MW.

Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện một số dự án điện gió và điện mặt trời tại các vị trí phù hợp, khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái, điện mặt trời hồ nước Dương Đông.

e) Phát trin hthng thy li, cấp nước

Đầu tư tạo nguồn cho đảo, cần xây dựng 04 hồ chứa nước: Cửa Cạn 1, Cửa Cạn 2, Suối Lớn, Rạch Cá với tổng dung tích hữu ích khoảng 35 triệu m3.

Đầu tư dự án nâng cấp hồ nước Dương Đông, triển khai dự án hồ nước Cửa Cạn, tư hồ nước Suối Lớn và Rạch Cá. Đầu tư hệ thống cấp nước cho xã Thổ Châu.

Đầu tư các nhà máy nước: Nhà máy nước Cửa Cạn, Nhà máy nước Suối Lớn, Nhà máy nước Rạch Cá;

g) Phát trin hthng thu gom xử lý nước, rác thi

– Thành phố Phú Quốc: Nhà máy xử lý CTR Hàm Ninh, quy mô diện tích 10- 25ha, địa điểm tại xã Hàm Ninh, nâng công suất xử lý 200-300 tấn/ngày. Nâng công suất xử lý CTR nhà máy tại xã Cửa Dương, quy mô diện tích 10-25ha, công suất xử lý 200-250 tấn/ngày.

– Nhà máy xử lý rác thải bãi Bổn – xã Hàm Ninh huyện Phú Quốc

– Xây dựng 2 lò đốt tại 2 xã: Hòn Thơm và Thổ Châu quy mô khoảng 5 tấn rác/ngày.

Hạ tầng xã hội
a) Phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo
Tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống trường, lớp theo hướng kiên cố hóa và

đạt chuẩn quốc gia, chuẩn hóa các cơ sở giáo dục; chuẩn bị những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Đầu tư xây mới các trường:
– Trường Trung học cơ sở Dương Đông 3, thành phố Phú Quốc
– Đầu tư xây dựng công trình Trường Trung học phổ thông Phú Quốc
– Trường Trung học phổ thông Dương Đông
– Trường Trung học phổ thông An Thới
b) Phát trin htng y tế
Phú Quốc xác định các cơ sở y tế công lập phải đóng vai trò hàng đầu trong việc

phát triển Phú Quốc thành một trung tâm chăm sóc sức khỏe. Tập trung đầu tư hạ tầng y tế công lập có năng lực và quy mô để cung cấp dịch vụ chăm sóc với số lượng lớn, khả năng giảng dạy, đào tạo và phát triển nhân lực y tế, và khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Giai đoạn 2021-2025, duy trì kết quả 08 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng mới trạm y tế Dương Đông; đầu tư xây dựng bệnh viện 500 giường. Thành lập mới các chuyên khoa sâu như ngoại thần kinh, ngoại niệu. Chuẩn bị mọi điều kiện xây dựng Trung tâm y tế Thổ Châu khi thành lập huyện. Triển khai khu khám và điều trị theo yêu cầu.

– Nâng cấp và mở rộng Bệnh viện đa khoa thành phố Phú Quốc – Trạm y tế xã Cửa Cạn.
– Nâng cấp, cải tạo, sữa chữa Trung tâm y tế.

c) Phát trin htầng văn hóa – thdc ththao

Đầu tư xây dựng quảng trường trung tâm và tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông;

Đầu tư thành lập hạ tầng văn hóa thể dục thể thao cao cấp, thu hút các giải đấu mang tầm quốc tế, thành lập các sân golf lồng ghép trong các khu du lịch sinh thái.

d) Phát trin htng khoa hc công ngh

Quỹ đất hoạt động chuyên biệt cho nghiên cứu khoa học được bố trí tại đô thị Cửa Cạn 28 ha, lồng ghép trong mảng xanh công viên có quy mô 733ha.

Đầu tưu hệ thống hạ tầng khoa học công nghệ sau:

– Trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin của cả khu vực;

– Công viên phần mềm Phú Quốc;

– Trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học: chuyên nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học như: bảo tồn gen, đa dạng sinh học, sinh học biển, rừng, nông nghiệp công nghệ cao, bố trí tại khu đô thị Cửa Cạn.

4. Phương hướng phát triển cho những lãnh thổ chậm phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực

Phương hướng phát triển vùng động lực của thành phố

Vùng phát triển động lực: tập trung vào 3 khu đô thị: đô thị Dương Đông, Đô thị An Thới và đô thị Cửa Cạn. Các trung tâm đô thị được thiết lập với các chức năng tập trung vào: đô thị hành chính, dịch vụ công, thương mại, tài chính quốc tế kết hợp với hạ tầng du lịch, khu dân cư tập trung cao thuộc đô thị Dương Đông. Khu dịch vụ cảng quốc tế, khu phi thuế quan, thương mại, du lịch, dịch vụ công nghiệp nhẹ, … tập trung tại khu đô thị An Thới và khu đô thị Cửa Cạn được hình thành các khu vực có chức năng nghiên cứu, dịch vụ công nghệ cao, khu bảo tồn rừng, biển, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái (rừng, biển).

Hình thành các hành lang du lịch, thương mại gắn kết với mô hình phát triển đô thị Phú Quốc theo các hướng: Trục hành lang gắn với trục chính đô thị, gắn kết 3 đô thị trung tâm và hệ thống đường vành đai, gắn kết các điểm du lịch, thương mại quanh đảo.

– Hình thành không gian, kiến trúc vùng cảnh quan, vùng nông nghiệp, không gian mở: Cảnh quan vườn quốc gia, rừng phòng hộ, các công viên chuyên đề và không gian mở.

Phương hướng phát triển vùng khó khăn của thành phố

Phú Quốc không có vùng khó khăn.

Dưới đây là vắn tắt trong bản báo cáo các bạn có thể truy cập và tải về:

Trên đây là Định hướng phát triển Phú Quốc của Kiên Giang, Nếu bạn quan tâm đến định hướng của Chính Phủ thì chờ bài viết tiếp theo nhé. Tôi là Khoa Vũ, hi vọng nội dung bài viết có giá trị tới các bạn.

KHOA VŨ

CEO Ngôi Nhà Phú Quốc

Ngoc Khoa Villas

Tôi là Ngoc Khoa Villas, Admin của PhuQuocHome.Vn , hi vọng rằng nội dung tại Website này hữu ích đối với bạn, nếu bạn muốn ký gửi hoặc đặt hàng BĐS Phú Quốc có thể liên hệ với tôi qua 0912746538. Tài khoản VPBank: 164321258 - VU NGOC KHOA